Bài viết hướng dẫn những bước cơ bản ủ rác sinh hoạt, tái chế rác thải tại chỗ thành phân bón trồng rau tốt cho môi trường vừa an toàn cho gia đình.
1. Phân loại rác thải
– Rác thải sinh hoạt được phân thành nhiều loại nhưng trong đó có 2 loại cơ bản là rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ.
– Rác thải hữu cơ là tất cả các loại rác có nguồn gốc từ tự nhiên vật sống như: vỏ hoa quả, nước ép, sữa, vỏ trứng…..
– Rác thải vô cơ là rác thải khó tiêu như: vỏ chai nhựa, vỏ thủy tinh, vỏ kim loại.
– Chỉ có các loại rác thải hữu cơ mới có thể sử dụng làm rác tái chế và làm phân sinh học được.
– Cùng với việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chúng ta cũng đồng thời tạo ra được lượng phân hữu cơ tốt cho rau, hoa màu, cây ăn quả.
– Phân bón hữu có giàu dinh dưỡng, cung cấp lượng vi sinh vật có lợi tăng độ phì nhiêu cho đất, cây trồng…
2. Chuẩn bị thùng chứa và sử dụng chế phẩm
– Dùng thùng sơn, hoặc thùng xốp để ủ.
– Đối với trang trại chăn nuôi muốn ủ phân chuồng, rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, chuẩn bị mặt bằng và tạo đống ủ ngay trên nền đất, nền xi măng.
– Các dụng cụ cần thiết bị cuốc, xẻng, bạt phủ.
– Chế phẩm sinh học sử dụng: EM gốc hoặc nấm Trichoderma. Thường với rác nhà bếp, ta dùng nấm đối kháng Trichoderma sẽ tiện lợi hơn. Cong ủ p hân chuồng bằng EM gốc, trước tiên phải pha thành EM thứ cấp (EM5 + 3 hoặc EM2).
– Cho 1 lớp đất mịn xuống đáy thùng chứa, độ dày khoảng 7-10cm.
– Tiếp đến là lớp rác thải trong nhà bếp, dày khoảng 10cm.
– Phủ 1 lớp đất mịn dày 3cm lên trên.
– Rắc đều nấm Trichoderma lên lớp đất vừa phủ. Sử dụng liều lượng vừa phải, không cần dùng quá nhiều.
– Tiếp tục làm lần lượt đến khi thùng chứa đầy, hết nguyên liệu đã chuẩn bị.
– Đậy kín thùng chứa, đặt ở vị trí thông thoáng, có mái che, kê cao để không bị ngập úng nước.
– Sau khoảng 14 ngày, khi rác không còn phát mùi và phân hủy hết, có thể đem ra bón cho cây trồng. Hoặc trộn thêm với đất làm giá thể trồng cây trên sân thượng, rau trong vườn… (Đợi phân hủy và sử dụng phân bón cho vườn rau sạch).
– Chú ý kiểm tra độ ẩm cho thùng chứa.
– Dùng tay nắm hỗn hợp rác sao cho nếu thấy nước rủ qua kẽ tay thì thêm rơm rạ.
– Nếu nắm lại thấy rác tơi, rời rạc thì thêm nước. Còn nếu thấy hỗn hợp kết dính với nhau thì chứng tỏ độ ẩm đạt yêu cầu.
– Sau đó, chỉ cần đợi tầm khoảng 30 ngày thì phân đã phân hủy thành phân compost.
3. Phân hữu cơ tự ủ sẽ có các đặc điểm như sau
– Phân hữu cơ sẽ chuyển sang có màu nâu đất.
– Phân sẽ có mùi của đất.
– Phân hữu cơ vụn ra giống như mùn có nghĩa là phân đã phân hủy hoàn toàn. Và có thể đem ra sử dụng để bón cho cây trồng.
Đặc biệt là có thể ép phân hữu cơ thành dạng viên. Viên phân hữu cơ có tính chậm tan, giúp cây hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Tránh bị rửa trôi và có hiệu quả tốt hơn phân bón thường.
Thu Hoài