Cắt tỉa cây là một trong những kỹ thuật quan trọng đối với người trồng và chăm sóc cây cảnh. Tuy nhiên, khi nào cần tỉa cây là hợp lý thì đòi hỏi người trồng phải có hiểu biết và giàu kinh nghiệm. Trong bài viết dưới đây, Chúng tôi giúp bạn hiểu thêm nên cắt tỉa cây vào lúc nào là tốt nhất.
Nên cắt tỉa cây lúc nào?
Cắt tỉa cây cảnh là một trong những bước quan trọng giúp cho cây trồng phát triển, dễ đâm chồi nảy lộc. Đồng thời, thao tác này cũng giúp cho cây tạo được hình dáng đẹp và phòng trừ sâu bệnh rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên cắt tỉa cây cảnh vào thời điểm nào là phù hợp?
Bao lâu thì nên cắt tỉa cây cảnh một lần?
Nếu bạn đang thắc mắc nên cắt tỉa cây vào lúc nào hay cần phải mất bao lâu để cắt tỉa thì đây chính là câu trả lời dành cho bạn. Với những cây cảnh còn non, đang đâm chồi, bạn không nên cắt tỉa. Điều này sẽ khiến gãy những chồi non mới mọc, hạn chế sự tăng trưởng của cây. Với những loại cây thông thường và đã phát triển tới một mức nhất định, bạn nên cắt tỉa với tần suất mỗi năm một lần để loại bỏ vi khuẩn gây tổn hại cũng như sâu bệnh.
Nên cắt tỉa cây cảnh vào mùa nào?
Xét về bốn mùa trong năm, nên cắt tỉa cây vào lúc nào là tốt nhất? Mỗi loại cây cảnh sẽ có những thời điểm thích hợp riêng cho việc thực hiện cắt tỉa. Vì vậy, bạn nên chú ý thời gian lý tưởng để giúp cây tăng trưởng tốt nhất, không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hình dáng của cây.
Nếu vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong khâu xác định mức độ tăng trưởng và thời điểm thích hợp nhất để cắt tỉa giống cây đang trồng, bạn có thể tham khảo phần dưới đây:
-
Đối với cây có thời gian rụng lá nhất định: Đây là thời điểm tốt để bạn thực hiện việc cắt tỉa cây cảnh, thường những cây này sẽ rụng lá vào tháng 10 đến tháng 1 của năm sau.
-
Đối với cây xanh lâu năm: Bạn nên cắt tỉa vào thời điểm gần mùa mưa, vì cành lá to lâu năm có thể gây ra nhiều rủi ro không mong muốn.
-
Đối với cây vỏ mỏng: Tác động của ánh nắng mặt trời khiến cho các vết cắt tỉa cây bị ảnh hưởng, vì vậy bạn nên cắt tỉa cây cảnh vào lúc thời tiết khô ráo, không quá nóng đặc biệt là mùa hè.
Hướng dẫn kỹ thuật cắt tỉa cây cảnh
Cây cảnh thường khác với những loài cây dại, phần lớn là nhờ vào sự tác động của con người. Người biết chơi cây cảnh sẽ có một kế hoạch lâu dài để uốn tỉa hình dáng cho cây đẹp hơn và vẫn đảm bảo được sức khỏe của cây.
Cắt tỉa cây là một nghệ thuật đòi hỏi sự kiên trì, không ngừng tìm tòi học hỏi, cần sự hiểu biết về thực vật. Trong quá trình làm không ngại thất bại, mạnh dạn thử sức để đạt được thành công. Hãy cùng Cleanipedia bắt tay vào làm và tìm hiểu cách tỉa cây cảnh ngay nhé.
1. Các kiểu cắt tỉa cây cảnh
Sau khi đã biết nên cắt tỉa cây vào lúc nào, bạn hãy chọn kiểu cắt tỉa cây thích hợp bên dưới nhé!
-
Nâng cao vòm lá: giúp loại bỏ những tán lá thấp, tạo sự thông thoáng cho cây
-
Giảm bớt ngọn: kiểu cắt tỉa giúp khống chế chiều cao của cây, làm thấp đỉnh ngọn cây. Bằng cách cắt ít nhất 1/3 độ lớn của cành cây to bị loại bỏ.
-
Phục hồi ngọn: sau khi cây bị cắt, tỉa chưa đúng cách. Thao tác này sẽ giúp lấy lại cấu trúc tự nhiên của cây.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cách tỉa cây cảnh
-
Hướng cây: phần lớn mọi loại cây đều có xu hướng ngả về nơi có nhiều ánh sáng, thân, cành và rễ sẽ luôn hướng về nơi có nhiều dinh dưỡng. Nếu có gió thân cây sẽ nghiêng theo hướng gió, trong trường hợp cây trồng trên vách đá cao, thân và cành sẽ mọc buông xuống và ngọn cây có hướng mọc lên. Nhờ vào những đặc tính này chúng ta sẽ hiểu hơn về cách cây phát triển và tận dụng các yếu tố đó để cây mọc theo đúng ý mình.
-
Ưu thế ngọn: nếu bạn muốn cây phát triển thành những bông tán, thân cành lùn và to ra thì cần cắt ngọn, để các chồi nách phát triển dễ dàng, và tản ra thành các tán cây, thân và cành sẽ được tập trung dinh dưỡng phát triển để to ra.
-
Chu kỳ tăng trưởng: Mỗi loài cây có nhịp tăng trưởng khác nhau, bạn cần nằm được để quyết định nên cắt tỉa cây vào lúc nào, thời điểm quấn dây, uốn nắn hợp lý. Nhờ đó, cây sẽ không bị ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển dinh dưỡng bên trong.
3. Dụng cụ thiết yếu trong cắt tỉa cây cảnh
-
Cưa: cưa được dùng để cắt các thân, cành, ngọn. Lựa chọn lưỡi cưa sắt nhọn đủ bén để cắt đứt dứt khoát, không chọn lưỡi cưa quá to sẽ làm ảnh hưởng đến các phần lá cây lân cận mà bạn không muốn cắt. Nếu chọn lưỡi cưa nhỏ bạn sẽ khó cắt và mất thời gian.
-
Kéo: kéo dùng để cắt tỉa những vần nhỏ hơn của cây, hoặc những cây cảnh có kích thước nhỏ. Kéo tỉa phải bén và phải lựa chọn loại kéo cũng như kích thước phù hợp với mục đích. (ví dụ kéo cắt lá sẽ nhỏ hơn kéo tỉa cành, tỉa tán)
-
Kìm: dùng để tạo vết chuyển nhịp uyển chuyển cho cây
4. Một số nguyên tắc cắt tỉa
-
Nguyên tắc cắt tỉa cây cảnh đầu tiên chính là cắt nhánh to ở dưới, nhánh nhỏ ở trên.
-
Cắt bỏ các nhánh ở vị trí không đẹp hoặc vô ích.
-
Hai nhánh mọc đối diện, tỉa một nhánh để tạo hình nhánh cây mọc xen nhau.
-
Luôn quan sát lựa chọn “mặt tiền” cho cây trước khi cắt tỉa.
-
Vết cắt phải đẹp, chéo, lõm vào thân để mặt cắt mau lành sẹo.
-
Cắt ngắn những nhánh lớn, mọc quá dài làm mất cân đối.
-
Chất lượng Bonsai phụ thuộc vào việc lựa chọn cành để cắt bỏ.
Một số kỹ thuật cắt tỉa tạo hình cây cảnh
Để lựa ra được cách tỉa cây cảnh phù hợp cho cây nhà mình, bạn có thể tham khảo một số kỹ thuật cắt tỉa tạo hình dưới đây:
-
Quấn dây: thông thường dây quấn được làm bằng thép. Dùng để uốn các cây vừa và nhỏ, uốn dây xung quanh thân hoặc cành để chúng phát triển theo hướng bạn muốn. Tương tự như việc chọn thời điểm nên cắt tỉa cây lúc nào cho hợp lý, bạn cũng cần tháo dây đúng thời gian quy định để không ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển dinh dưỡng của cây, không quấn dây quá chặt.
-
Níu dây: Đây là kỹ thuật dung dây buộc vào một cành để kéo nó mọc theo một hướng khác. Có thể buộc một vật nặng vào cành để ghì cành xuống, hoặc buộc cành với một điểm cố định khác và kéo căng dây.
-
Nẹp cành vào một thanh kim loại: Sử dụng thanh kim loại có hình dáng mà bạn muốn cây cảnh phát triển giống, dùng dây cố định cây cảnh với thanh kim loại đó. Áp dụng hiệu quả khi cây còn nhỏ, nếu cây lớn sẽ mất nhiều thời gian và hiệu quả không cao.
-
Đặt dây nhôm vào thân cành: giúp làm cành cây dẻo hơn dễ uốn nắn. Xẻ rãnh ở cành cây, đặt một đoạn dây nhôm vào và quấn quanh bởi một dây mềm (vừa giúp cố định dây nhôm vừa bảo vệ vỏ cây). Sau đó có thể uốn cành một cách dễ dàng hơn.
-
Cắt nửa bề ngang cành để dễ uốn nắn: đối với một số cành lớn, cứng khó uốn nắn, bạn có thể dùng cách này. Dùng dao nhọn cắt ½ hoặc ⅓ cành cần uốn, không cắt sâu vào hơn để tránh làm đứt mạch dinh dưỡng của cây. Sau một thời gian ngắn, cành sẽ yếu đi giúp bạn dễ uốn tỉa.
Lưu ý khi cắt tỉa tạo dáng cây cảnh
Bên cạnh lưu ý nên cắt tỉa cây vào lúc nào, khi tạo dáng cho cây, dù là hình thức nào, bạn cũng cần lưu ý những điều quan trọng sau để cây có thể sinh trưởng tốt.
Tỉa thưa
Trong quá trình sinh trưởng của cây cảnh. Thân cây mọc ra nhiều nhánh xum xuê không hợp với dự định tạo thế cây. Nó làm cho tổng thể cây không đẹp mắt vừa làm tiêu hao dinh dưỡng của cây. Cây có nhiều nhánh sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ ánh sáng và thông gió của cây. Vì vậy, bạn nên thường xuyên tiến hành tỉa thưa cho cây để khắc phục tình trạng này.
Tỉa ngọn
Khi tiến hành cắt tỉa cho cây, bạn nên cắt bớt một phần của chạc cây và giữ phần còn lại để tạo dáng đẹp hơn. Khi cây phát triển đến mức độ trưởng thành, cứng cáp hơn thì bạn nên cắt ngọn cây ngắn lại khoảng 2 – 5 chạc cây. Đồng thời, cây phải được giữ lại ít nhất hai chỗ đâm chồi.
Sau một thời gian nhất định cây bắt đầu sinh trưởng, cành phát triển cứng cáp thì chúng ta mới tiến hành cắt tỉa. Bạn có thể cắt cành thành: 2 cành, 3 cành,…sau đó uốn lượn theo sở thích để đạt được hiệu quả mong muốn.
Hy vọng bạn đã tìm được lời giải nên cắt tỉa cây vào lúc nào. Tùy từng loại cây và sở thích cá nhân mà bạn có thể chọn các cách tỉa cây cảnh phù hợp. Bên cạnh đó, cần phải tuân thủ một số lưu ý trên đây để giúp cây tránh các rủi ro như sâu bệnh và cảnh quan khu vườn trở nên đẹp hơn.