Để tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thì môi trường đất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong các chỉ tiêu quan sát ở đất trồng, độ pH trong đất là thang đo quan trọng, giúp xác định được hiện trạng trong đất có phù hợp hay chưa. Tuy nhiên, đây còn là một khái niệm khá mơ hồ và nhiều người trồng chưa hiểu rõ cách xác định pH đất cho cây trồng của mình. Bài viết sau đây sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn:
1. Độ pH là gì?
Độ pH của đất hay còn gọi là phản ứng của đất là một chỉ số có thang đo từ 1 đến 14. Được đánh giá bởi nồng độ của ion H+ và OH– có trong đất. Chỉ số pH chính là chỉ số đánh giá mức độ chua hay kiềm của một loại đất.
2. Phân loại đất thông qua độ pH
– pH = 7 : Đất trung tính, không kiềm không acid, phù hợp với nhiều loại cây trồng
– pH > 7 : Đất kiềm, cần cải tạo bằng cách bón các chất gây acid hóa như lưu huỳnh, sắt sunphat,…
– pH < 7 : Đất chua, phương pháp cải tạo chủ yếu là bón vôi bột để điều chỉnh
3. Mục đích xác định độ pH? Ý nghĩa và thời điểm xác định
– Xác định đúng độ pH nhằm mục đích:
+ Mỗi loại cây trông có một khoảng pH thích hợp nhất định.
+ Khi khoảng pH đạt ở mức độ chuẩn, cây trồng sẽ phát triển mạnh do quá trình hấp thu, trao đỗi dinh dưỡng giữa hệ rễ cây và đất được thực hiện thuận lợi.
+ Nếu pH lớn hơn hoặc nhỏ hơn khoảng thích hợp sẽ ảnh hưởng đến đời sống cây trồng.
– Ý nghĩa của chỉ số pH
+ Đối với khu đất mới, chỉ số pH ban đầu giúp bạn định hướng chọn loại cây trồng nào hoặc cải tạo đất trước sao cho phù hợp với loại cây muốn trồng.
+ Đối với khu đất đang canh tác, chỉ số pH đất chỉ ra cách tác động vào đất hợp lý, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
+ Khi cây trồng có các biểu hiện như: Cây tăng trưởng chậm, lá vàng úa, rễ không phát triển, …cũng nên chú ý đến việc kiểm tra nồng độ pH cho đất.
– Thời điểm kiểm tra nồng độ pH
Kiểm tra pH đất có thể tiến hành mọi thời điểm và trên mọi loại đất. Tuy nhiên, đo pH trong một số trường hợp như: ngay sau bón vôi, bón phân, bổ sung chất hữu cơ,… sẽ gây ra sai số cao khi đo.
4. Cách kiểm tra độ pH trong đất
– Đo độ pH bằng hóa chất
Đo bằng hóa chất ngày nay thường ít được sử dụng, do phải điều chế hóa chất và phải đảm bảo độ tinh khiết của hóa chất đó mới có kết quả chính xác. Phương pháp này rất phức tạp và thường chỉ áp dụng trong các phòng thí nghiệm, hoặc người có chuyên môn về hóa chất.
– Đo độ pH bằng giấy quỳ tím
+ Lấy mẫu đất trồng thuộc tầng lớp canh tác (hay phần đất có nhiều rễ non phát triển nhiều nhất)
+ Bỏ mẫu đất vào ly có đựng nước cất, khuấy đều và để lắng trong thời gian từ 15 – 20 phút
+ Lấy giấy quỳ nhúng vào dung dịch đất đà pha loãng, sao cho nước thấm hết phần bề mặt giấy quỳ (2/3).
Lây giấy thử ra đợi khoảng 1 phút, giấy thử sẽ đổi màu, sau đó chỉ cần so sánh màu với bảng màu in trên nắp hộp, có 14 thang màu tương ứng với 14 thang đo pH.
– Đo độ pH bằng máy đo pH
Sử dụng máy đo cho kết quả chính xác hơn, nhanh hơn và có thể sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên máy đo lại mất chi phí đầu tư cao, việc bảo dưỡng máy đo cũng gặp nhiều khó khăn. Cách đo thường là nhúng kim đo vào mẫu thử, trên máy sẽ có đồng hồ hiển thị chỉ số pH của mẫu thử.
*Phân biệt các giá trị pH:
Căn cứ trên giá trị đo pH có được:
pH < 3,5: Đất siêu chua
pH = 3,5 – 5,0: Đất chua nặng
pH = 5,1 – 6,0: Đất chua
pH = 6,1 – 6,5: Đất chua nhẹ
pH = 6,6 – 7,3: Đất trung tính
pH = 7,4 – 7,8: Đất hơi kiềm
pH = 7,9 – 8,4: Đất kiềm
pH = 8,5 – 9,0: Đất kiềm nặng
pH > 9,0: Đất siêu kiềm
5. Khoảng pH phù hợp cho tất cả các loại cây trồng
Cây trồng | pH thích hợp | Cây trồng | pH thích hợp |
Bắp(Ngô) | 5.7 – 7.5 | Trà | 5.0 – 6.0 |
Họ bầu bí | 5.5 – 6.8 | Cây tiêu | 5.5 – 7.0 |
Bông cải xanh | 6.0 – 6.5 | Thuốc lá | 5.5 – 6.5 |
Cà chua | 6.0 – 7.0 | Thanh long | 4.0 – 6.0 |
Cà phê | 6.0 – 6.5 | Súp lơ | 5.5 – 7.0 |
Cà rốt | 5.5 – 7.0 | Ớt | 6.0 – 7.5 |
Cà tím | 6.0 – 7.0 | Nho | 6.0 – 7.5 |
Cải bắp | 6.5 – 7.0 | Mía | 5.0 – 8.0 |
Củ cải | 5.8 – 6.8 | Mai vàng | 6.5 – 7.0 |
Cải thảo | 6.5 – 7.0 | Lúa | 5.5 – 6.5 |
Cam quýt | 5.5 -6.0 | Lily | 6.0 – 8.0 |
Cao su | 5.0 – 6.8 | Khoai tây | 5.0 – 6.0 |
Cát tường | 5.5 – 7.5 | Khoai lang | 5.5 – 6.8 |
Cẩm chướng | 6.0 – 6.8 | Hoa lan | 6.5 – 7.0 |
Cẩm tú cầu | 4.5 – 8.0 | Hoa hồng | 5.9 – 7.0 |
Đậu đỗ | 6.0 – 7.0 | Cúc nhật | 6.0 – 8.0 |
Đậu phộng | 5.3 – 6.6 | Hành tỏi | 6.0 – 7.0 |
Dâu tây | 5.5 – 6.8 | Gừng | 6.0 – 6.5 |
Đậu tương | 5.5 – 7.0 | Dưa leo | 6.0 – 7.0 |
Đồng tiền | 6.5 – 7.0 | Rau gia vị | 5.5 – 7.0 |
Dưa hấu | 5.5 – 6.5 | Khoai mì (sắn) | 6.0 – 7.0 |
Xà lách | 6.0 – 7.0 | Cây bơ | 5.0 – 6.0 |
Bông | 5.0 – 7.0 | Dưa chuột | 6.5 – 7.0 |
Cây chè | 4.5 – 5.5 | Chuối | 6.0 – 6.5 |
Hành tây | 6.4 – 7.9 | Cà chua | 6.3 – 6.7 |
6. Đọc hiểu kết quả đo độ pH đất và cách cải thiện đất
* Độ pH của đất từ 3.0-5.0
– Đặc điểm
Là loại đất có tính axit cao (đất rất chua). Cây trồng không thể hấp thu các dưỡng chất như: Kali (K), Phot pho (P), Bo (B), Molipden (Mo.),… Mặc dù chúng vẫn hiện diện trong đất nhưng do tính axit cao làm các nguyên tố này không thể hòa tan và bị giữ chặt trong đất. Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng…
– Nguyên nhân
+ Do kết cấu đất: Đất có kết cấu nhẹ, đất dốc, đất pha cát, sỏi đá thường dễ bị rửa trôi và trở thành đất chua.
+ Nước mưa và nước tưới dư thừa cuốn theo các chất có tính kiềm như Ca (canxi), Mg (Magie), K (Kali) xuống tầng đất sâu hoặc ra sông suối ao hồ. Làm cho đất mất chất kiềm trở nên chua
+ Cây sinh trưởng lâu năm trên đất, hút các dưỡng chất từ đất như N,P,K và các chất trung vi lượng như Canxi, Magie… Lâu dần đất mất các chất kiềm trở nên chua
+ Lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại thuốc kích thích… sau 1 thời gian dài dẫn đến đất chua, chai và cằn
+ Sự phân giải chất hữu cơ: thải ra nhiều loại axit Cacbonic (H2CO3), axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH)…các axit này hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua
+ Bón phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân…cũng làm đất bị chua.
– Ảnh hưởng
+ Hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, làm giảm sút sản lượng nông nghiệp
+ Đất chua nhiều ion Al cao dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc cho rễ cây, làm rễ bị bó và chùn lại không phát triển được
+ Cây trồng khó hấp thụ các vi chất K, Ca, Mg…dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất này.
+ Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng.
– Biện pháp cải tạo
+ Bón phân lân:
- Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, hạ độc phèn.
- Sử dụng super lân hoặc kết hợp phun phân bón lá có chứa lân.
+ Bón phân hữu cơ:
- Có tác dụng cải tạo đất tơi xốp, tăng hàm lượng mùn hữu cơ…
- Các vi sinh vật có lợi trong phân khi gặp các độc chất làm hạ độc phèn, giảm độc đối với cây trồng.
+ Bón vôi: Nhất thiết phải bổ sung vôi để cải thiện tính axit trong đất, nâng độ pH lên cao hơn.Vôi bón vào đất chua có những lợi ích chủ yếu là
- Giúp chất dinh dưỡng trong đất dễ hòa tan hơn.
- Cải thiện cấu trúc đất.
- Cung cấp các chất dinh dưỡng như Ca, Mg cho cây trồng.
- Thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật hữu ích.
- Trung hòa độ chua do phân bón gây ra.
- Giảm độc chất ảnh hưởng đến cây trồng (các kim loại nặng hòa tan mạnh khi pH thấp)
– Tỷ lệ bón vôi cải thiện độ pH (đối với đất chua)
+ Với đất có tỷ lệ sét cao (đất thịt, đất nặng)
- pH = 3,5 – 4,5 bón 2 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 2 tạ / 1000 m2)
- pH = 4,5 – 5,5 bón 1 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 1 tạ / 1000 m2)
- pH = 5,5 – 6,5 bón 0,5 tấn vôi cho 1 hecta (tương đương 50kg / 1000 m2)
+ Với đất có tỷ lệ cát cao
- pH = 3,5 – 4,5 bón 1 tấn vôi cho 1 hecta (1 tạ / 1000 m2)
- pH = 4,5 – 5,5 bón 0,5 tấn vôi cho 1 hecta (50 kg / 1000 m2)
- pH = 5,5 – 6,5 bón 0,25 tấn vôi cho 1 hecta (25kg / 1000 m2)
Khi bón vôi cần kết hợp với các phương pháp đào xới đất, giúp vôi được trộn đều vào đất.
* Độ pH của đất từ 5.1-6.0
– Đặc điểm
Đất acid trung bình (đất trung bình). Loại đất này thích hợp cho phần lớn các loại cây trồng thông thường, trừ các loại cây ưa vôi. Lượng dinh dưỡng có trong đất luôn duy trì trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Phần lớn các loại vi sinh vật có lợi trong đất sẽ hoạt động tốt trong môi trường có khoảng pH này.
– Ảnh hưởng đến cây trồng
+ Lượng dinh dưỡng có trong đất luôn duy trì trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt..
+ Quá trình hấp thu, trao đổi dinh dưỡng giữa hệ rễ cây và đất được thực hiện thuận lợi giúp cây trồng phát triển mạnh.
+ Các loại vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động tốt trong môi trường có khoảng độ pH này.
– Biện pháp cải tạo đất:
Với loại đất này cơ bản không cần tác động thêm, xong lưu ý luôn duy trì trạng thái cân đối giữa hàm
* Độ pH của đất từ 6.1 – 7
– Đặc điểm
Đất acid trung bình (đất trung bình). Loại đất này thích hợp cho phần lớn các loại cây trồng thông thường, trừ các loại cây ưa vôi. Lượng dinh dưỡng có trong đất luôn duy trì trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Phần lớn các loại vi sinh vật có lợi trong đất sẽ hoạt động tốt trong môi trường có khoảng pH này.
– Ảnh hưởng đến cây trồng
+ Lượng dinh dưỡng có trong đất luôn duy trì trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt..
+ Quá trình hấp thu, trao đổi dinh dưỡng giữa hệ rễ cây và đất được thực hiện thuận lợi giúp cây trồng phát triển mạnh.
+ Các loại vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động tốt trong môi trường có khoảng độ pH này.
– Biện pháp cải tạo đất:
Với loại đất này cơ bản không cần tác động thêm, xong lưu ý luôn duy trì trạng thái cân đối giữa hàm lượng vô cơ và hữu cơ để bảo vệ đất.
* Độ pH của đất từ 7.1 – 8
– Đặc điểm
Đất có tính hơi kiềm. Thích hợp cho việc trồng các loại cây họ đậu. Trong môi trường đất kiềm các nguyên tố Mangan (Mn), Sắt (Fe)…sẽ bị giảm khả năng hòa tan gây sự mất cân bằng với Canxi (Ca) dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.
– Biện pháp cải tạo đất
Nếu muốn giảm độ kiềm có thể bổ sung các nguyên tố như: Lưu huỳnh, sắt sunphat, ….
Để tạo một môi trường đất giàu dinh dưỡng và bền vững, ít bị thoái hóa, nên sử dụng các loại phân hữu cơ để góp phần cải tạo đất trồng. Trong đó, phân trùn quế à loại phân hữu cơ có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, giúp cân bằng pH trong đất, cải tạo đất, cung cấp hệ vi sinh vật đa dạng và nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.