(BVTV) không còn quá xa lạ với người làm nông, tuy nhiên khi cầm một bao thuốc/chai thuốc BVTV và hiểu được những thông tin trên nhãn thuốc thì không phải ai cũng biết.
Do đó chuyên mục này sẽ giới thiệu đến mọi người về một số thông tin quan trọng về những ký hiệu trên nhãn thuốc hóa học mà bà con cần lưu ý.
Các dạng thuốc bảo vệ thực vật
1. Thuốc hạt:
- G hoặc GR (Granule)
- Thuốc hạt được rải trực tiếp vào đất, không hòa với nước. Để lượng thuốc được rải đều trên ruộng, nên trộn thuốc với phân bón hoặc cát để rải.
2. Thuốc bột rắc:
- Ký hiệu: D (Dust)
- Thuốc bột rắc được dùng để rải lên mặt đất hoặc trộn với hạt giống.
3. Thuốc dạng hạt hoặc bột, khi dùng phải hòa với nước
a. Thuốc hạt phân tán trong nước:
- Ký hiệu: WDG (WaterDispersible Granule), DG (Dispersible Granule), WG (Wettable Granule).
- Thuốc được hòa với nước để phun lên cây.
b. Thuốc bột hòa nước:
- Ký hiệu: WP (Wettable Powder), DF (Dry Flowable)
- Khi hòa với nước, hạt thuốc mịn sẽ lơ lửng trong nước tạo thành dạng huyền phù.
c. Thuốc bột tan trong nước:
- Ký hiệu: SP (Soluble Powder), WSP (Water Soluble Powder)
- Khi hòa với nước, thuốc tan hoàn toàn trong nước.
- Lưu ý: Đối với các dạng thuốc hạt và thuốc bột, khi pha thuốc vào nước cần phải khuấy kỹ để đảm bảo thuốc tan hết và phân tán đều mới bảo đảm hiệu quả khi phun thuốc.
4. Các dạng thuốc nước
a. Thuốc dạng nhũ dầu:
- Ký hiệu: EC (Emulsifiable Concentrate), ME (Micro-Emulsion), EW (Water-based emulsion), OD (Oil Dispersion), OS (Oil Soluble), SE (Suspo-Emulsion).
- Khi hòa thuốc vào nước, dung dịch nước thuốc có màu trắng như sữa (nhũ dầu).
b. Thuốc dạng dung dịch:
- Ký hiệu: SL (Soluble Liquid), L (Liquid), AS (Aqueous Solution)
- Khi hòa thuốc vào nước, dung dịch nước thuốc là một chất lỏng đồng nhất và trong suốt.
c. Thuốc dạng huyền phù (còn gọi là thuốc sữa):
- Ký hiệu: FL (Flowable Liquid), FC (Flowable Concentrate), SC (Suspensive Concentrate), F (Flowable), FS (Flowable Concentrate)
- Trước khi sử dụng phải lắc đều chai thuốc.
Quy định độ độc thuốc bảo vệ thực vật
- Việt Nam hiện áp dụng nguyên tắc phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.
- LD50 (trên chuột) cấp tính của thành phẩm (mg/kg).
- Băng màu: Theo quy định nhãn thuốc phải có băng màu tương ứng với độc của thuốc.
Cách đọc tên thuốc bảo vệ thực vật
Trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật có ghi tất cả các thông tin của thuốc như: tên thương mại, dạng thuốc, tên hoạt chất, độ độc, đối tượng phòng trừ của thuốc và hướng dẫn sử dụng.
Ngoài ra, Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT quy định 16 nội dung bắt buộc ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm gồm:
- Tên thương phẩm;
- Loại thuốc;
- Dạng thành phẩm;
- Tên, thành phần, hàm lượng hoạt chất;
- Định lượng;
- Số đăng ký;
- Ngày sản xuất;
- Số lô sản xuất;
- Hạn sử dụng;
- Xuất xứ;
- Thông tin tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm;
- Thông tin về tổ chức, cá nhân đăng ký, phân phối;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
- Thông tin về mối nguy;
- Hướng dẫn các biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn;
- Tên, hàm lượng của dung môi, phụ gia làm thay đổi độ độc cấp tính của thuốc thành phẩm (nếu có).
Trên đây là những thông tin để nhận biết các ký hiệu quan trọng trên nhãn thuốc BVTV, hy vọng sẽ giúp ích cho bà con trong việc chọn lựa sản phẩm phù hợp cho vườn nhà.