Thông tin sản phẩm:
Xuất xứ: Công ty cổ phần phân bón & DVTH Bình Định
Thương hiệu: BIFFA
Nhãn hiệu: CHẾ PHẨM SINH HỌC – GIẤM GỖ BIFFAEN (MỘC YÊN HƯƠNG)
CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI VIỆT NAM
Quy cách: 1 lít
Thành phần:
- Giấm gỗ tinh khiết là hoạt chất được chiết xuất từ thực vật, bao gồm các axit hữu cơ: Axetic (>2%) và các hợp chất thiên nhiên khác (1%).
Công dụng:
- Bảo vệ sinh học thực vật: Xua đuổi hoặc tiêu diệt côn trùng ruồi nhặng, ruồi đục quả, kiến riện, trứng sâu bọ, sâu tơ, nấm bệnh, tuyến trùng rễ, xua đuổi Bọ cánh cứng, bọ xén lá trong vườn..
Cách dùng:
- Pha loãng với nước từ 45 – 60 lần (1 lít pha với 3 – 4 bình phun 16 lít), Với những khu vườn diện tích nhỏ thì phun theo tỷ 16-20ml/ 1 lít nước). Phun lúc sáng sớm, chiều tối.
- Sẽ rất tốt nếu pha với nước mỗi khi tưới vườn cây, liều dùng 1/500 lần (0,5 lít/phuy 200 lít, hay 2 lít/bồn 1000 lít).
- Có thể dùng với các loại chai lọ qua sử dụng, chứa một ít giấm gỗ nguyên chất, mở nắp, treo ngẫu nhiên ở các cành thấp.
Các ứng dụng thực tiễn của Giấm gỗ sinh học Trong bảo vệ thực vật sinh học như sau:
- Với thành phần gồm đa dạng hợp chất hữu cơ thiên nhiên được chiết xuất từ quá trình nhiệt phân thực vật, chế phẩm sinh học giấm gỗ BIFFAEN có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và có mùi khói được dùng để bảo vệ môi trường nông nghiệp, giúp cây trồng sinh trưởng bền vững, hạn chế tối đa sâu bệnh hại như một giải pháp sinh học trong canh tác hữu cơ.
- Tăng trưởng thực vật, kiểm soát cỏ dại, phun vô đất cải tạo đất và làm tăng hoạt động mạnh mẽ của vi khuẩn có lợi trong đất (kích thích vi sinh vật trong đất phát triển)
- Ngăn ngừa, xua đuổi côn trùng như ruồi, kiến…một cách tự nhiên nhất vì khi giấm gỗ bốc hơi trong không khí mang theo mùi hương khói gỗ, côn trùng bản năng sợ lửa nên sợ khói sẽ không tấn công khu vườn.
- Ngăn ngừa một số nấm, vi sinh vật gây hại, một số loại sâu bọ, tiêu diệt ấu trùng…
Thể tích thực: 1 lít
Dấm gỗ còn gọi là axit pyroligneous là một sản phẩm phụ từ nhiệt phân than gỗ, nó là chất lỏng tạo ra từ việc đốt cháy gỗ tươi trong điều kiện yếm khí. Khi khí được làm lạnh, nó ngưng tụ thành chất lỏng. Nói tóm lại, dấm gỗ là dung dịch phân giải nhiệt của thực vật.
Nghiên cứu thành phần của dấm gỗ cho thấy, trong dấm gỗ bao gồm nhiều loại hợp chất, nhưng khoảng 80 – 90% là nước. Trong 10 – 20% còn lại có hơn 1.100 chủng loại các chất bao gồm các loại cồn, ester, axit, phenol, aldehyd. Thành phần có nhiều nhất theo đúng như tên của dấm gỗ là thành phần axit axetic, nó có khoảng 3 – 5%. Phenol cũng là thành phần chủ yếu của dấm gỗ và chiếm vài phần trăm (%).
Vai trò của dấm gỗ sinh học đối với nông nghiệp an toàn thể hiện khá rõ. Thực tế trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng dấm gỗ trong sản xuất nông nghiệp như cải tạo đất, bảo vệ thực vật, tiêu diệt, xua đuổi một số sâu bọ và côn trùng, ruồi muỗi, kiến dán, làm lành vết thương thực vật, kích thích sinh trưởng, bảo quản lương thực thực phẩm, khử mùi hôi, xử lý môi trường rác thải.
Nhiều nước trên thế giới đã có nhiều đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của Pyroligneous acid trong việc kiểm soát sâu hại và tác động đến năng suất đậu tương tại Brazil, kết quả cho năng suất đậu tương cao hơn so với chỉ sử dụng thuốc BVTV. Trong một nghiên cứu về vai trò của dấm gỗ trong việc lên men sinh học trong quá trình sản xuất phân bón hữu cơ trên đậu tương tại Thái Lan cho thấy nếu dấm gỗ được pha loãng với nước phun cho cây đậu tương thì cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao, côn trùng phá hoại cũng ít hơn.
Bên cạnh đó khi phun dấm gỗ pha loãng 300 – 500 lần vào đất, số lượng vi khuẩn trong đất cao hơn, số lượng nấm giảm 38% so với không phun. Dấm gỗ còn có tác dụng kiểm soát tốt đối với phấn trắng và ức chế của các xạ khuẩn.
Dấm gỗ còn được ứng dụng khử mùi hôi chuồng trại qua kết quả đo vào từng thời điểm cho thấy độ hôi của không khí thải ra sau khi cho 100ml giấm gỗ vào khí hôi sinh ra khi tăng nhiệt độ phân gà sống lên 80 độ C, sau khi cho đi qua giấm gỗ thì nó hầu như không còn mùi nữa.
Trong mùi hôi của nhà vệ sinh có sự pha lẫn của nhiều thành phần mùi như ammoniac, skatole, mercaptan, axit butyric… nhưng mùi mạnh nhất chính là mùi của ammoniac. Dấm gỗ có tính axit nên là chất trung hòa hữu hiệu chỉ cần nhỏ vào nước tiểu dung dịch dấm gỗ thì mất mùi hoàn toàn.
Tại Nhật Bản đã thành lập Hiệp hội Dấm gỗ do Tiến sĩ khoa học Yatagai Mitsuyoshi, Đại học Tổng hợp Tokyo làm Chủ tịch; các nước Braxin, Trung Quốc, Thái Lan, …đã ứng dụng rộng rãi dấm gỗ trong nông nghiệp sạch, xem như một giải pháp tuyệt vời thay thế chất bảo vệ thực vật hóa học trong tương lai gần.
Còn tại Việt Nam, Công ty cổ phần Phân bón và Dịch vụ tổng hợp Bình Định (Biffa), đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất than sinh học chất lượng cao phục vụ xuất khẩu thời gian qua đã nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm thành công dấm gỗ sinh học Biffa bằng cách hóa lỏng khí thải từ lò nhiệt phân sản xuất than sinh học có nguồn gốc gỗ bạch đàn rừng trồng, ngưng tụ và chưng cất tạo ra sản phẩm dấm gỗ Biffa có thành phần hóa học, màu sắc và độ tinh khiết tương đồng với dấm gỗ Nhật Bản.
Sản phẩm hiện đang được khảo nghiệm đánh giá hiệu lực, bước đầu cho kết quả rất khả quan. Công trình nghiên cứu sản xuất than và dấm gỗ sinh học đã được đề xuất lên Bộ Khoa học và Công nghệ để tiếp tục hoàn thiện công nghệ, mở rộng và nâng quy mô sản xuất, hướng tới canh tác nông nghiệp an toàn.
Nguồn: nongnghiep.vn