Thành phần:
Hữu cơ: 20%; C/N: 12; độ ẩm 25%; Vi nấm Metarhizium anisopliae: 1.000 tỷ bào tử/g; Paecilomyces spp: 1.000 tỷ bào tử/g; Bacillus amyloliquefaciens: 1.000 tỷ bảo tử/g và các phụ gia sinh học đặc hiệu.
Khối lượng tịnh: 500gr
Công dụng:
Vi sinh giúp ký sinh và tiêu diệt tuyến trùng hại rễ, ký sinh và ăn trứng của tuyến trùng hại thực vật.
Vi nấm sinh ký sinh tiêu diệt sâu, rầy hại cây trồng, sùng đất hại rễ, rệp sáp..
Cung cấp dinh dưỡng giúp xanh cây, dày lá, thúc đẩy sinh trưởng của cây trồng.
Tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Hướng dẫn sử dụng:
Đối tượng | Cách dùng |
Cây rau màu
Cây lúa Cây hoa Cây ăn quả (bơ, sầu riêng, cây cam quýt, xoài, nhãn, chanh dây, thnah long, măng cụt…) Cây công ngiệp Cây lấy củ |
Tưới rễ, tưới đất: Pha 50g/bình 25 lít (gói 500g/phuy 200 lít) để tưới vào vùng rễ, bầu ươm, đất chuẩn bị trồng; tưới cả phần cặn không tan
Phun thân, lá: Pha 50g/bình 25 lít (gói 500g/bình 200 lít nước) khuấy đều sau đó để lắng cặn, loại bỏ phần cặn không tan, lấy nước trong phun chum lên thân, lá , rễ. Phần không tan bón vào vùng rễ. Phun vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm, trong điều kiện mùa nắng nên tưới trước khi phun Lưu ý: Đặc biệt hiệu quả nếu sản phẩm được pha chung với thuốc trừ sâu sinh học Abamectin hoặc Emamectin |
Bảo quản sản phẩm nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh ánh nắng trực tiếp. Tránh xa tầm tay trẻ em. Không được pha chung với thuốc trừ nấm hóa học.
SẢN PHẨM CỦA VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ (BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ) – NACENTECH
Tuyến trùng là động vật không xương sống, thuộc ngành giun tròn với cấu tạo khoảng 1000 tế bào. Một số nghiên cứu cho thấy, có khoảng 1200 loài tuyến trùng có khả năng ký sinh thực vật, hầu hết tuyến trùng ký sinh thực vật có kích thước hiển vi và luôn có cấu trúc kim hút – stylets (Sarah D.Williams và cs, 2017)1, đây là cấu trúc đặc biệt điển hình nhằm giúp tuyến trùng tấn công vào rễ cây để lấy nước và chất dinh dưỡng.
Tuyến trùng ký sinh di chuyển và sử dụng dịch cây trồng làm thức ăn bằng cách dùng kim chích hút thức ăn từ mô thực vật và dùng hệ thống men phân giải các hợp chất phức tạp thành các hợp chất đơn giản để sử dụng, vì thế sẽ tác động làm thay đổi rất mạnh trong mô tế bào và bó mạch cây, gây hại cho quá trình sống và trao đổi chất trong cây. Theo John Bridge và James L.Starr (2007)2, dựa vào phương thức ký sinh, tuyến trùng được chia thành 3 nhóm gồm: ngoại ký sinh (di động), nội ký sinh (ít di động), bán nội ký sinh (di động), cả 3 nhóm này đều là mối nguy lớn có khả năng ký sinh rễ của hầu hết các loại cây trồng.
Đã có một số đề xuất sử dụng thuốc hóa học để trừ tuyến trùng như Comda 250EC, Sago Super 20EC. Một số thuốc hóa học khác để diệt tuyến trùng hiện nay trên thị trường đang được khuyến cáo sử dụng như: Diazinol, Ethoprophos, Vifu-Super, Octiva, Travigo, Etocap, Cabofulran…. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời để hạn chế thiệt hại khi dịch bệnh bùng phát. Thuốc bảo vệ thực vật hoá học tiêu diệt tuyết trùng gần như rất ít hiệu quả vì khả năng đưa thuốc xuống tầng rễ rất hạn chế trong khi thuốc chỉ có tác dụng tại chỗ. Để đưa một lượng thuốc đủ để tiêu diệt toàn bộ tuyết trùng trong vùng canh tác thì phải dùng một lượng dịch thuốc tưới rất lớn. Ngoài chi phí thì vấn đề môi trường đặt ra trong trường hợp này là rất nghiêm trọng, khi sử dụng thuốc hóa học quá nhiều, nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và vật nuôi.
Trong bối cảnh những khó khăn nêu trên thì tiêu diệt tuyến trùng bằng biện pháp sinh học là giải pháp có cơ sở khoa học và khả thi nhất. Các vi sinh vật khi bón hoặc tưới vào đất tùy theo môi trường sẽ dễ dàng phân tán đến các vùng có tuyến trùng như một nguồn thức ăn và tiêu diệt chúng. Giải pháp sinh học góp phần tạo nên sự đa dạng hệ vi sinh vật đất có ích cho việc phát triển nền nông nghiệp bền vững. Trên cơ sở đó, Chi nhánh Viện Ứng dụng Công nghệ tại TP. HCM đã nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm Nấm xanh – Nấm tím dùng để phòng trừ tuyến trùng gây hại cây trồng. Sản phẩm với thành phần chính là các vi nấm Paecilomyces spp, Metarhizium spp ở mật độ cao, vi nấm ký sinh và tiêu diệt tuyến trùng ở cả 3 giai đoạn gồm: giai đoạn trứng, ấu trùng và tuyến trùng trưởng.