CÔNG TY TNHH TM DV VƯỜN XINH_(QUẬN 7- TPHCM)
vuonxinhgardenshop@gmail.com 0913 723 236

23-11-2016 08:00

1- Bệnh sương mai:

- Biểu hiện:  Bệnh sương mai trên cây hoa hồng ( Peronospora sparsa ) xảy ra nhiều trong thời gian thời tiết ẩm ướt và lạnh. Nó lây lan bởi các dòng không khí và các khu vực ẩm ướt trong vườn. Nó có thể làm rụng lá toàn bộ cây hoa hồng trong ít nhất là 2 ngày gây ra mất mát tổn thương nặng nề cho cây hồng.

Không giống như bệnh đốm đen bắt đầu từ dưới lên, bệnh sương mai trên cây hoa hồng bắt đầu ở đầu 1/3 (gần phần ngọn cây) của cây và di chuyển xuống. Đôi lúc thân cây hồng có thể có những đốm màu tím.Còn trên lá, các đốm trên lá có màu tím đỏ tại thành những mảng góc cạnh chạy dọc theo các gân lá.

- Cách điều trị: sử dụng kết hợp NATIVO 750Wg và  PROFILE 711,7WG, METAXYL25WP 

2- Bọ trĩ hại hoa hồng

- Biểu hiện: Bọ trĩ ( bù lạch) rất nhỏ, khó quan sát bằng mắt thường. Bọ trĩ hút dinh dưỡng cả mặt trên và mặt dưới lá làm cho lá hồng bị quăng queo biến dạng, nếu bị nặng lá có dấu hiệu cuốn tròn lại.Ở các lá hồng trưởng thành bị bọ trĩ chích hút, mặt trên lá xuất hiện các quầng đen loang lổ màu nâu đen.

- Cách điều trị: sử dụng Radiant 60SC kết hợp với Marshal 200 SC hoặc Ascend 20 SP kết hợp  Confidor 100 SL.

Ngoài ra có thể sử dụng thêm: Dantotsu 50WDG của công ty Sumitomo, BM Promart công ty Benh Meyer, MOVENTO 150OD của công ty Bayer.

3- Nhện đỏ hại hoa hồng: Nhện đỏ (hồng) rất nhỏ, loại côn trùng họ bọ ve chích hút dinh dưỡng cây trồng trong thời tiết nóng, thời kỳ khô. Các bọ ve là khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng sự hiện diện của chúng có thể được phát hiện bởi số lượng lớn bọ bám xung quanh tạo thành vạt ở những tán lá. 

- Biểu hiện: lá cây hồng xuất hiện những chấm nhỏ li ti màu trắng, quan sát mặt dưới lá thì phát hiện những con vật nhỏ li ti màu hồng, xanh nhạt..đang bò ..hoặc vuốt nhẹ lên thì thì thấy có vết ướt đó là nhện đỏ.

- Cách điều trị: phun dầu khoáng SK hoặc Ortus 5SC.

4- Bệnh Đen thân-thối gốc 

- Biểu hiện: thân cây hồng bị thối đen, chổ thối xì ra chất nhựa hoặc có màu tím nâu…

- Cách điều trị: Nếu cây hồng có nhiều thân thì nên cắt bỏ phần bị thối, nhưng nếu bị thối gây gốc thì không thể nào cắt bỏ gốc, nên chỉ còn cách phun thuốc đặc trị bệnh thối thân bằng sự kết hợp Acti No Vate 1SP (phòng trị bệnh thối rễ, thối thân của cty Hóa Nông Lúc Vàng), Marthian 90SP và COC85 .

5- Bệnh sùi cành trên cây hoa hồng

- Biểu hiện: trên thân cây hồng xuất hiện nhiều điểm sần sùi, những cành bị vậy phần lớn thân cây màu vàng nhạt yếu ớt, một số cành bị đen và chết dần từ trên xuống, hoa thì ra nhỏ và nó rất yếu, ít cánh.., cạo đi hôm sau lại bị lại.

Hình ảnh cây hồng Tường Vy mà bạn gửi cho tôi

Cây hoa hồng cằn cỗi, lá có màu xanh nhạt hoặc hơi vàng. Các đốt trên thân cây hồng trở nên ngắn lại tạo thành những u sưng sần sùi, vỏ, thân, cành nứt rạn nhiều khía chằng chịt, bên trong gỗ nổi u, vết bệnh có màu nâu, nhiều vết sần sùi có thể chập lại liền nhau thành một đoạn dài, có khi vết bệnh bao phủ quanh cả cành, có khi chỉ một phía làm dễ gãy, khô chết. Vi khuẩn gây bênh sùi cành trên cây hoa hồng có thể tồn tại trong đất đến hai năm.
- Cách điều trị: dùng các loại thuốc có hoạt chất Streptomycin Sulfate có thể phòng trị được bệnh sùi cành trên cây hoa hồng như Marthian 90SP
6- Bệnh đốm đen trên cây hoa hồng
- Biểu hiện: Bệnh đốm đen (Rose black spot) là một trong những bệnh quan trọng và phổ biến trên hồng. Bệnh gây hại trên lá và hoa của nhiều giống hồng. Triệu chứng bệnh đầu tiên xuất hiện ở các lá già, sau đó lan dần đến các lá non, đọt và nụ hoa. Vết bệnh đốm đen trên cây hồng là những đốm tròn nhỏ, màu nâu hoặc đen, sau đó phát triển thành những đốm đen to và viền có răng cưa mịn. Đường kính vết bệnh từ 0,5-1 cm. Lá hồng bệnh bị vàng và rụng rất nhanh, nếu bệnh nặng toàn bộ lá phía dưới và giữa rụng hết chỉ còn lại vài lá trên ngọn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự quang hợp và phát triển của cây. Bệnh càng nặng trong điều kiện hồng trồng mật độ dày, bón nhiều phân đạm cho cây hoa hồng, cây trồng trong điều kiện không được thông thoáng, không thường xuyên vệ sinh thu gom và tiêu hủy lá bệnh và do sử dụng cây bệnh để nhân giống. 
Bên cạnh đó, điều kiện ẩm độ cao vào mùa mưa, thời tiết nhiều sương mù và có nhiều giọt nước đọng lại trên lá hồng do tưới nước vào buổi chiều tối cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan và phát triển mạnh trên cây hồng.
- Cách điều trị: Loại bỏ hết các lá vàng, có đốm đen chỉ chừa lại các lá xanh, chưa nhiễm bệnh, Cắt tỉa bớt phần ngọn hồng (bỏ đi 2-3 mắt lá đầu tiên, hoặc 2/10 chiều cao cây) nhằm kích thích cây đâm chồi mới.Phun thuốc điều trị bệnh đốm đen cho cây hồng, bao gồm các loại thuốc coc85+Nativo+Marthian90SP+Comcat 150WP